Bạn đang hoang mang không biết khi nào nên bảo dưỡng ô tô? Dấu hiệu cần đem ô tô đi bảo dưỡng sớm là gì? Bạn phân vân chưa xác định được việc quản lý bảo dưỡng ô tô cần chú ý những gì? Đây đều là những thắc mắc mà bất cứ ai đang sở hữu xế hộp đều rất quan tâm.
Trong quá trình sử dụng xe, bạn rất cần chú ý tới việc bảo dưỡng thường xuyên để tránh được các sự cố bất ngờ khi lưu thông. Bởi vì có một số chi tiết trên xe mặc dù chưa tới thời điểm cần bảo dưỡng thì nó đã gặp sự cố. Nếu xe gặp phải các tình trạng và dấu hiệu mà tôi sẽ trình bày ngay bên dưới đây thì bạn cần đem ô tô đi bảo dưỡng ngay.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn 9 dấu hiệu cần đem ô tô đi bảo dưỡng càng sớm càng tốt trước khi xảy ra những hư hại nặng nề hơn gây tốn kém thêm nhiều chi phí.
Xe khởi động và tăng tốc chậm
Dấu hiệu cần đem ô tô đi bảo dưỡng đầu tiên là gặp vấn đề khi khởi động và tăng tốc. Khi xe không cung cấp đủ nhiên liệu, oxy hoặc buồng đốt không có tia lửa sẽ gây ra tình trạng khởi động ì ạch thậm chí không thể nổ máy. Điều này đồng nghĩa với việc phương tiện đang gặp phải vấn đề về động cơ hoặc lỗi hệ thống điện.
Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do bình ắc-quy xe bị yếu hoặc hệ thống nhiên liệu bị lỗi. Nếu xe gặp sự cố với bộ đánh lửa, cụ thể là bugi thì đây cũng được xem là nguyên nhân gốc rễ và bạn có thể xử lý nhanh chóng thông qua một số điều chỉnh đơn giản. Để chắc chắn, bạn nên tìm đến đội ngũ thợ, kỹ thuật viên chuyên nghiệp để bảo dưỡng và tìm ra nguyên nhân thật sự và xử lý kịp thời. Hiện tượng bị giảm tốc độ một cách đột ngột khi xe đang di chuyển cũng là một triệu chứng khác không nên bỏ qua.
Theo kinh nghiệm từ những tài xế lâu năm là khi người lái bật chìa khóa, nếu ô tô không thể khởi động được thì bạn hãy cân nhắc trường hợp phải thay ắc-quy mới cho xe.
Thường xuyên chết máy
Sự cố phương tiện bị chết máy thường xảy ra phổ biến ở những dòng xe số sàn do lá côn mòn hay galanti bị yếu, lỗi xảy ra trên xe số tự động thường sẽ nghiêm trọng hơn. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần phải nhanh chóng đem xe ra gara để bảo dưỡng và khắc phục vấn đề sớm nhất. Bởi triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo xe bạn đang có vấn đề hư hỏng nghiêm trọng.
Một số nguyên nhân khác có thể gây chết máy ô tô là do ắc-quy hỏng, lỗi bugi, đánh lửa có vấn đề, sử dụng chân côn không đúng cách hay bơm nhiên liệu bị hỏng, lỗi hộp số,…
Xuất hiện âm thanh và rung động bất thường
Thực tế, nếu lái xe trên những cung đường gồ ghề mà nghe thấy những âm thanh hay rung động là điều rất bình thường. Tuy nhiên nếu điều đó xảy ra khi bạn di chuyển trên đường bằng phẳng thì đó là dấu hiệu cần đem ô tô đi bảo dưỡng sớm để được kiểm tra. Các rung lắc bất thường hoặc tiếng kêu lạ có thể báo hiệu cho các hư hỏng bên trong động cơ hoặc hệ thống treo, gầm, thân xe,…
Chẳng hạn như vô lăng kêu kẽo kẹt khi xoay có thể là do rotuyn có vấn đề. Nếu động cơ ô tô hoạt động kém hiệu quả sẽ khiến xe bị hụt hơi khi tăng tốc hoặc khi leo dốc. Nguyên nhân có thể do bugi hỏng, ngoài ra có thể kèm theo tiếng kêu lạ khi tăng tốc hoặc chạy ở chế độ không tải.
Tiêu hao nhiều nhiên liệu
Nếu đổ cùng một lượng xăng nhưng đi được số km ít hơn so với dự kiến thì điều này chứng minh cho việc động cơ không đốt cháy được hoàn toàn nhiên liệu. Nguyên nhân trường hợp này có thể xuất phát từ bugi, kim phun nhiên liệu. Với cả 2 trường hợp này thì điều chỉnh lại các bộ phận sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất của xe.
Do đó, bạn nên theo dõi quãng đường xe có thể chạy khi đổ đầy bình để phát hiện kịp thời những lỗi trên xe. Đồng thời, hãy mang xe đi kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa nếu cần thiết.
Hiện tượng rò rỉ
Nếu xe sử dụng nhiều loại dầu khác nhau, thì qua thời gian có thể sẽ bị rò rỉ. Việc phát hiện bằng mắt thường sẽ báo hiệu hiện tượng này xảy ra ở dầu máy, nước làm mát, xăng, dầu phanh, dầu hộp số, dầu trợ lực lái, dầu giảm xóc,…
Do đó, bạn cần quan sát mặt đường nơi bạn thường đỗ xe để xem coi có hiện tượng chảy dầu hay không để kịp thời bảo dưỡng. Bạn thử quan sát vành xe, nếu thấy có bám dầu mà không phải do xe di chuyển qua chỗ đất bẩn và ướt thì khả năng dầu đã chảy ra từ dây phanh hoặc má phanh. Dấu hiệu này rất nguy hiểm bạn không được bỏ qua vì có thể dẫn tới khả năng gặp tai nạn do mất phanh.
Hoặc khi bạn thấy chân phanh nhẹ hơn so với bình thường và điều này lặp lại nhiều lần khi đang lái xe, thì hãy mau chóng dừng xe để kiểm tra bình dầu phanh, vì có thể lượng dầu còn khá ít cần châm thêm. Ngoài ra, việc chảy dầu cũng có thể nhìn thấy ở động cơ khi quan sát chỗ tiếp giáp giữa đầu và thân xilanh, cần sửa chữa sớm trước khi dẫn tới những hậu quả tệ hại hơn.
Xe xả ra nhiều khói
Có 4 dạng màu khói đi ra từ ống xả: trắng, xám, xanh, đen. Mỗi gam màu sẽ thể hiện đúng tình trạng“sức khoẻ” của xe, cụ thể:
- Khói màu trắng chứng tỏ động cơ đẩy nước ra ngoài qua đường ống xả. Hiện tượng này xảy ra vì gioăng của đầu xilanh nào đó bị lỗi. Trên xe máy dầu, đó có thể là do vòi phun.
- Nếu khói màu xanh, nhất là lúc tăng tốc hoặc sau khi khởi động, lúc này bạn phải thay thế các séc-măng (segment) của piston. Bạn cần mau chóng mang xe đi kiểm tra sửa chữa vì để càng lâu càng tệ hại hơn.
- Khói đen báo hiệu động cơ đang gây hao phí nhiều nhiên liệu bất kể xe đang chạy máy xăng hay dầu. Khói đen có thể xuất phát từ quá trình đốt cháy, bạn cần mau chóng đưa xe đi kiểm tra.
- Nếu khói xám thì đây là dấu hiệu của nhiều vấn đề, xuất hiện khi động cơ đang hút quá nhiều dầu và rất dễ gây ra tình trạng rò rỉ nước làm mát vào buồng đốt.
Xe chuyển số bất thường
Khi bạn di chuyển, xe khó hoặc không thể chuyển sang một cấp số khác với xe sử dụng hộp số cấp hay phương tiện bị giữ ở vòng tua máy rất cao trong thời gian dài, trong khi người lái đang ở số D chính là dấu hiệu cho thấy hộp số đang gặp vấn đề bất thường.
Đa phần các xe sẽ có thông báo lỗi hộp số trên bảng đồng hồ. Nếu thấy các thông báo này thì đó là dấu hiệu cần phải đem ô tô đi bảo dưỡng kiểm tra sớm vì mọi sự cố liên quan tới hộp số đều có chi phí khắc phục tương đối cao.
Xuất hiện thông báo lỗi trên bảng đồng hồ
Dấu hiệu phổ biến nhất trên các mẫu xe ô tô hiện nay là đèn báo lỗi trên bảng đồng hồ. Trong một số trường hợp đây có thể chỉ là lỗi từ cảm biến khí thải, tuy nhiên cần chú ý có những lúc vận hành của động cơ đang có vấn đề. Trên các mẫu xe hiện đại, đi kèm với đèn cảnh báo là thông báo trên màn hình chính. Bạn cần làm theo thông báo được hiển thị trên màn hình.
Một số trường hợp người lái vẫn sẽ di chuyển được và nên đi kiểm tra sau. Tuy nhiên cũng có khi cảnh báo nghiêm trọng, người lái phải đỗ ở vị trí an toàn rồi tắt máy. Ngay sau đó bạn cần đem xe đi kiểm tra tại các điểm dịch vụ.
Xe xuất hiện những dấu hiệu bất thường khác
Hệ thống điện bình, kim đồng hồ, các cụm đèn chiếu sáng, vô lăng và cả công tắc hoạt động kém linh hoạt hoặc đang dần xuống cấp. Đây đều được xem là những dấu hiệu cần đem ô tô đi bảo dưỡng bởi có khả năng ảnh hưởng đến xe của bạn.
Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của thợ sửa chữa chuyên nghiệp hoặc các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Đây là cách bảo vệ bản thân trong mọi hành trình lái xe thật an toàn, đồng thời giúp bạn tiết kiệm tài chính bảo dưỡng xe.
Ngoài ra, chủ xe cần thường xuyên theo dõi những hướng dẫn của nhà sản xuất để có cách chăm sóc bảo dưỡng ô tô đúng cách, nhất là phải bảo dưỡng xe định kỳ tại các garage uy tín. Việc bảo dưỡng xe cần thực hiện định kỳ theo lịch trình ngay cả khi xe không có dấu hiệu bất thường.
Hy vọng với những thông tin hữu ích mà tôi vừa chia sẻ đã thật sự giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu cần đem ô tô đi bảo dưỡng càng sớm càng tốt để hạn chế được các rủi ro sau này. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website Chúng tôi hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.
10Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về dấu hiệu cần đem ô tô đi bảo dưỡng mà chủ xe có thể tham khảo:
Đi bảo dưỡng xe ô tô cần mang những gì?
Khi đi bảo dưỡng xe ô tô, bạn cần mang theo những giấy tờ và vật dụng sau:
- Giấy tờ xe: Giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, và sổ bảo hành xe.
- Phiếu bảo dưỡng định kỳ: Nếu xe của bạn vẫn còn trong thời gian bảo hành, bạn cần mang theo phiếu bảo dưỡng định kỳ để được hưởng các quyền lợi bảo hành.
- Sách hướng dẫn sử dụng xe: Sách hướng dẫn sử dụng xe sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các hạng mục bảo dưỡng cần thiết cho xe của bạn.
- Các phụ tùng thay thế nếu có: Nếu bạn muốn thay thế các phụ tùng trong quá trình bảo dưỡng, bạn cần mang theo các phụ tùng đó.
- Tiền mặt hoặc thẻ tín dụng: Bạn cần chuẩn bị tiền mặt hoặc thẻ tín dụng để thanh toán chi phí bảo dưỡng xe.
Có cần bảo dưỡng ô tô ngay cả khi xe không chạy?
Ngay cả khi xe không chạy, các bộ phận của xe vẫn bị hao mòn theo thời gian. Vì vậy, bạn vẫn nên bảo dưỡng ô tô định kỳ, ngay cả khi không sử dụng xe.
Bình xăng xe ô tô để quá cạn có nguy hiểm không?
Thêm một nguy hiểm khi chạy ôtô là để bình xăng quá “cạn” không những có thể gây tổn hại các chi tiết bên trong mà còn rất nguy hiểm trong một số trường hợp đang lưu thông trên đường.