Bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô khác nhau như thế nào?

0
29

Để đảm bảo ô tô vận hành tốt và bền bỉ thì chủ sở hữu cần thực hiện bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này dẫn đến những nhầm lẫn không đáng có.

Vậy bảo dưỡng ô tô là gì và bảo hành là gì, chúng thực hiện những công việc nào và thời điểm ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua nội dung tổng hợp ngay bên dưới đây.

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô. Từ đó, bạn có thể nắm được những thông tin cần thiết để bảo dưỡng và bảo hành ô tô đúng cách, tiết kiệm chi phí, đảm bảo xế hộp luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất.

Bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô khác nhau như thế nào?

Nhiều chủ xe hiện nay vẫn chưa phân biệt được bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô khiến họ bị mất lợi thế khi xe gặp trục trặc. Hai khái niệm này đã được định nghĩa cụ thể theo khoảng 6 và 7 Nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2017 cụ thể như sau:

  • Bảo hành là nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong việc đảm bảo chất lượng ô tô đã bán ra trong điều kiện nhất định.
  • Bảo dưỡng là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ô tô.

Như vậy, bảo hành thuộc trách nhiệm của nhà sản xuất khi xế hộp có vấn đề, gặp lỗi trong thời gian sử dụng được cam kết bảo hành như lỗi lắp ráp, lỗi phụ tùng. Ngược lại, bảo dưỡng là nghĩa vụ của chủ xe, được thực hiện dựa trên khuyến cáo của nhà sản xuất và sự tự nguyện của chủ sở hữu nên có thể mang xe đi kiểm tra hoặc không. Tuy nhiên, để đảm bảo phương tiện hoạt động tốt nhất thì chúng ta vẫn nên thực hiện bảo dưỡng ô tô định kỳ.

Bảo dưỡng xe có thể thực hiện tại bất kỳ trung tâm sửa chữa nào với khoản chi phí nhất định. Đối với bảo hành, chủ xe chỉ có thể đến trung tâm sửa chữa của nhà sản xuất xe được ghi rõ trong phiếu bảo hành và không mất bất kỳ khoản chi phí nào, miễn là đáp ứng đúng các điều kiện trong chính sách bảo hành. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, chúng ta cần nắm rõ địa điểm, thời gian và hạng mục nhận được bảo hành chính hãng.

Phân biệt bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô

Chi phí bảo dưỡng và bảo hành ô tô

Nhìn chung, đối với cả bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô thì các nhà sản xuất đều phải đảm bảo mọi quyền lợi của khách hàng trong việc sử dụng xe. Chủ phương tiện cần nắm rõ các quy định về bảo dưỡng, bảo hành ô tô, chi phí cũng như ghi nhớ các mốc thời gian và đến đúng địa điểm,… để được hưởng quyền lợi tối đa.

#1. Bảo hành ô tô

Dưới đây là những thông tin về hạng mục hư hỏng được bảo hành miễn phí cũng như các trường hợp chi phí phát sinh mà người dùng phải tự chi trả.

Những hư hỏng được bảo hành miễn phí:

Thường thì hệ truyền động bao gồm hộp số, động cơ, hệ thống dẫn động,… sẽ được hưởng chính sách bảo hành miễn phí. Khi có bất cứ bộ phận nào thuộc hệ thống này phát sinh lỗi còn trong thời gian bảo hành thì nhà sản xuất sẽ chịu toàn bộ chi phí để tiến hành sửa chữa hoặc thay thế. Một số lỗi thường gặp có thể kể đến như động cơ bị nóng hoặc khó khởi động, hộp số giật mạnh khi tăng số, tua máy tăng vọt trong mỗi lần chuyển số,…

Bảo hành miễn phí với những hư hỏng về động cơ xe

Lưu ý rằng chế độ bảo hành đối với hệ truyền động được giới hạn dựa trên thời gian hoặc số km, tùy theo điều kiện và yếu tố nào đến trước. Tuy nhiên thời hạn bảo hành hệ thống truyền động thường sẽ dài hơn những bộ phận khác như bảo hành ắc quy, khung gầm, thiết bị âm thanh,…

Được biết, bảo hành ô tô tại hãng xe Honda sẽ bao gồm việc thay thế, sửa chữa miễn phí những hư hỏng xuất phát từ vấn đề chất lượng hoặc sản xuất (với điều kiện sử dụng và bảo dưỡng bình thường). Hyundai cũng có điều khoản bảo hành tương tự cho khách hàng trong trường hợp xe gặp lỗi sản xuất.

Ngoài ra, một số nhà sản xuất có thể cung cấp thêm các gói bảo hành mở rộng, bao gồm các hạng mục bảo hành ngoài phạm vi bảo hành tiêu chuẩn. Các hạng mục bảo hành này thường được quy định trong hợp đồng bảo hành mở rộng.

Những hư hỏng bị tính phí bảo hành:

Hư hỏng bị tính phí bảo hành là những hư hỏng không nằm trong phạm vi bảo hành của nhà sản xuất. Chế độ bảo hành miễn phí thường sẽ không được áp dụng cho những trang thiết bị hao mòn tự nhiên như vỏ xe, má phanh, đĩa côn, bugi, bộ lọc nhiên liệu, lọc dầu, bộ lọc gió, đèn, cần gạt nước, cầu chì, đĩa ly hợp, chổi than, dây đai và các bộ phận bằng kính, cao su,… Khi người dùng mang xe đi bảo hành, bảo dưỡng thì các khoản phát sinh như nước làm mát bộ tản nhiệt, dầu, mỡ hay dung dịch điện phân cho ắc-quy,…sẽ phải tính phí.

Một số trường hợp bảo hành xe có phát sinh chi phí

Ngoài ra, chế độ bảo hành miễn phí sẽ không được áp dụng cho bất cứ hư hỏng, tổn thất nào xảy ra trong trường hợp xe không được bảo dưỡng theo đúng định kỳ khuyến cáo của nhà sản xuất, bảo dưỡng ô tô không đầy đủ, sai cách và không được thực hiện bởi các đại lý ủy quyền của hãng. Những hư hỏng do bạn sử dụng xe quá tải, chạy xe trong điều kiện khắc nghiệt hay do chủ xe tự ý thay thế linh kiện không đúng quy cách và lắp đặt thêm các trang thiết bị, phụ kiện khác sẽ bị tính phí bảo hành.

Các vấn đề hư hỏng do va chạm, tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn. Chẳng hạn như nếu xe của bạn bị va chạm với xe khác, hoặc bị ngập nước, thì các hư hỏng phát sinh do những nguyên nhân này sẽ không được bảo hành.

#2. Bảo dưỡng ô tô

Như vậy, ngoài việc chịu các khoản chi phí bảo hành ô tô phía trên, nhà sản xuất sẽ không chịu các chi phí nào khác liên quan đến việc bảo dưỡng ô tô. Để đảm bảo cho ô tô vận hành ổn định và đạt chất lượng, chủ xe phải chịu các chi phí phụ tùng thay thế và nhân công trong việc bảo dưỡng định kỳ tại các trung tâm dịch vụ.

Chủ xe phải tự chi trả chi phí bảo dưỡng ô tô

Theo các nhà sản xuất khuyến cáo, ô tô phải được kiểm tra, điều chỉnh và thay thế một số phụ tùng theo một chu kỳ sử dụng nhất định (tính bằng quãng đường chạy hoặc thời gian sử dụng). Dựa vào các chương trình hậu mãi của mỗi hãng mà khách hàng sẽ được miễn phí tiền công hoặc giảm giá phụ tùng,phụ kiện. Thông thường, bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí nhân công ở cấp bảo dưỡng 1.000km/1 tháng đầu tiên sau khi sử dụng.

Hiện nay, ngoài việc bảo dưỡng chính hãng, bạn cũng có thể lựa chọn bảo dưỡng ô tô ở các trung tâm hoặc gara uy tín bên ngoài. Tuy nhiên, về phụ tùng, phụ kiện thay thế, chủ xe nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chính hãng để đảm bảo không vi phạm các quy định về chính sách bảo hành.

Các hãng xe hiện nay cũng có những quy định rất cụ thể về chi phí bảo dưỡng định kỳ mà chủ xe phải chi trả. Thông thường các cấp bảo dưỡng được chia nhỏ ra thành 3 cấp là nhỏ, trung bình và lớn. Đồng thời mức phí sẽ tăng dần theo các cấp bảo dưỡng. Khách hàng cũng phải tuân thủ các chu kỳ bảo dưỡng theo khuyến cáo để đảm bảo xe vận hành hiệu quả và ổn định.

Bảo dưỡng định kỳ mà chủ xe phải chi trả

Có nên bảo dưỡng ô tô tại nhà?

Xuất phát từ nhiều lý do như khoảng cách địa lý, thời gian,… mà nhiều chủ xe thường mang tâm lý ngại mang xe đến trung tâm bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp để kiểm tra tổng thể. Thay vào đó, nhiều người thường tự bảo dưỡng, vệ sinh và sửa chữa xe tại nhà. Vậy thực sự có nên bảo dưỡng ô tô tại nhà hay không?

Bảo dưỡng ô tô tại nhà có thể giúp tiết kiệm chi phí, nhưng bạn cần có kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện các công việc này một cách an toàn, hiệu quả. Thực tế cho thấy quy trình bảo dưỡng không hề đơn giản và cần đến những người có chuyên môn kỹ thuật cao.

Đặc biệt, khác với xe máy thì ô tô có nhiều chi tiết quan trọng cùng kết cấu phức tạp như hệ thống treo, động cơ, ống xả, hệ thống đánh lái,.. nếu không có các thiết bị chuyên dụng và kinh nghiệm bảo dưỡng, sửa chữa sẽ dễ gây nên những hư hỏng nghiêm trọng, dẫn đến tốn kém chi phí về sau.

Chủ xe bảo dưỡng ô tô tại nhà không đảm bảo an toàn và hiệu quả phải đến trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp

Do đó, chủ xe chỉ nên bảo dưỡng ô tô tại nhà với các thao tác cơ bản và thực hiện trong điều kiện bất khả kháng không thể đến trung tâm dịch vụ. Nếu bạn không chắc chắn liệu mình có thể thực hiện các công việc bảo dưỡng này một cách an toàn và hiệu quả thì tốt nhất nên đưa xe đến gara để được kiểm tra bởi kỹ thuật viên có chuyên môn.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đã giúp chủ xe có thể phân biệt cũng như nắm rõ những điều cần biết về bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô để giúp xế hộp luôn hoạt động tốt, đảm bảo an toàn cho người ngồi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website Chúng tôi hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô mà chủ xe có thể tham khảo:

Phương tiện có vấn đề nhưng vẫn có thể vận hành được, vậy tôi có cần đem xe đi sửa chữa ngay không?

Trong mọi trường hợp ngay khi phát hiện sự cố nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên đem ngay đến các trung tâm dịch vụ gần nhất để sửa chữa hoặc gọi điện để có được những tư vấn của các chuyên viên kỹ thuật. Mọi hậu quả của việc không khắc phục ngay lỗi nhỏ có thể dẫn đến việc gặp vấn đề lớn hơn và nguy cơ bị nhà sản xuất từ chối bảo hành.

Tôi được quyền quyết định các dịch vụ bảo dưỡng cần tiến hành cho xe của mình không?

Chủ xe có quyền quyết định các công việc bảo dưỡng, sửa chữa ô tô của mình. Khi mang xe đi bảo dưỡng, bạn sẽ được nhân viên kỹ thuật kiểm tra, đánh giá tình trạng của xe và đề xuất các công việc cần thực hiện. Bạn có quyền đồng ý hoặc không đồng ý với các đề xuất này. Nếu bạn không đồng ý, bạn có thể yêu cầu nhân viên kỹ thuật chỉ thực hiện các danh mục mà bạn yêu cầu.

Sau khi thống nhất với nhân viên tư vấn dịch vụ tại trung tâm bảo dưỡng, bạn cần ký vào phiếu sửa chữa, trong trường hợp có các công việc bổ sung thì họ sẽ cần báo trước và phải được sự đồng ý của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc ý kiến của nhân viên kỹ thuật khi quyết định các công việc bảo dưỡng bởi với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về ô tô, họ có thể giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.

Tôi có thể tham khảo lịch bảo dưỡng ô tô ở đâu?

Mỗi loại xe có lịch bảo dưỡng khác nhau. Bạn có thể tham khảo lịch bảo dưỡng xe của mình ở các nguồn sau:

  • Sổ tay hướng dẫn sử dụng xe: Đây là nguồn thông tin chính thức từ nhà sản xuất về các thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng xe. Lịch bảo dưỡng xe thường được liệt kê ở phần “Bảo dưỡng và bảo hành” của sổ tay hướng dẫn sử dụng.
  • Trang web của nhà sản xuất: Các nhà sản xuất ô tô thường có trang web cung cấp thông tin về các sản phẩm của họ, bao gồm cả lịch bảo dưỡng. Bạn có thể truy cập trang web của nhà sản xuất để tìm lịch bảo dưỡng.
  • Nơi mua xe: Các cửa hàng, showroom, đại lý, nơi bạn mua xe cũng có thể cung cấp lịch bảo dưỡng xế hộp.
  • Trung tâm bảo dưỡng ủy quyền: Các trung tâm bảo dưỡng ủy quyền của nhà sản xuất vẫn sẽ cung cấp lịch bảo dưỡng cho xe của bạn.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận