Các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam năm 2024

0
39

Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng tăng cao. Do đó, việc trang bị cho bản thân bằng lái xe ô tô là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng có nhiều loại bằng lái khác nhau cho các loại xe ô tô khác nhau.

Tại Việt Nam có bao nhiêu loại bằng lái xe ô tô? Các loại bằng có gì khác nhau? Ý nghĩa của các loại bằng là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều tài xế đặt ra khi đang tìm hiểu cho việc học bằng lái.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các loại bằng lái ô tô phổ biến hiện nay, giúp bạn lựa chọn loại bằng phù hợp với nhu cầu của bản thân và chiếc xe mà bạn đang sở hữu.

Bằng lái xe ô tô là gì?

Giấy phép lái xe ô tô, hay còn gọi là bằng lái xe ô tô, là loại giấy tờ bắt buộc do Bộ Giao thông vận tải hoặc các cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cho phép cá nhân điều khiển các loại xe cơ giới vận hành trên đường.

Tài xế để được cấp bằng lái xe ô tô khh thi qua bài lý thuyết và kỳ thi sát hạch lái xe bắt buộc theo quy định của nhà nước. Căn cứ vào hạng bằng lái xe hoặc nhu cầu nâng hạng, chương trình học và thời gian đào tạo sát hạch sẽ được phân bổ khác nhau.

Giấy tờ mang theo khi lái xe

Các loại bằng lái xe ô tô

Mỗi loại bằng lái xe đều có thời hạn sử dụng nhất định. Vì thế, trước khi hết hạn, người lái xe cần nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục gia hạn để tiếp tục điều khiển phương tiện hợp pháp.

Căn cứ theo độ tuổi, luật pháp Việt Nam quy định các loại bằng lái xe ô tô tương ứng với các loại phương tiện mà người lái xe được phép điều khiển. Hiện nay có các loại bằng như sau:

Hạng bằngCác loại xeĐộ tuổiThời hạn

B1 xe số tự động

Ô tô số tự động 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái xe.

Ô tô tải, bao gồm các ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg.

Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Hạng bằng được cấp không được hành nghề dịch vụ, vận tải, kinh doanh và lái xe số sàn.

Từ 18 tuổi trở lên.

Giấy phép lái xe có hiệu lực cho đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.

B1

Cho phép lái xe số sàn và số tự động, tuy nhiên chỉ dành cho mục đích cá nhân và không được phép sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, dịch vụ vận tải.

Ô tô số tự động 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái xe.

Ô tô tải, bao gồm các ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg.

Máy kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3.500 kg.

Từ 18 tuổi trở lên

Thời hạn sử dụng của bằng lái xe hạng B1 là 10 năm kể từ ngày cấp, với người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam.

B2

Người có bằng có thể điều khiển nhiều loại xe và hoạt động kinh doanh, vận tải.

Ô tô từ 4-9 chỗ, ô tô có trọng tải dưới 3.5 tấn như KIA K3, Toyota Vios, Hyundai Accent,…

Các loại xe quy định trong hạng bằng B1

Từ 18 tuổi trở lên

Thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp giấy phép

C

Tài xế có giấy phép lái xe có thể điều khiển các loại xe tải, ô tô có trọng tải lớn cụ thể:

Ô tô tải, bao gồm ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Máy kéo và kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên.

Các loại xe cho phép điều khiển bao gồm bằng B1 và B2.

Từ 21 tuổi trở lên

5 năm kể từ ngày cấp giấy phép

D

Đây là loại bằng được nâng hạng từ các hạng thấp hơn từ B2 và C, có thể vận hành xe có trọng tải lớn hoặc nhiều chỗ ngồi, kinh doanh dịch vụ, vận tải,….

Hạng C lên D: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

Hạng B2 lên D: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi dành cho người lái xe.

Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Từ 18 tuổi trở lên tính từ ngày dự sát hạch lái xe

5 năm kể từ ngày cấp giấy phép

E

Bằng lái xe hạng E dành cho các tài xế lái xe chở người có số lượng chỗ ngồi lớn hơn so với bằng hạng D.

Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Học nâng hạng bằng lái xe từ D lên E: Người học phải thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

Học nâng hạng bằng lái xe từ C lên E: Người học phải có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Từ 27 tuổi trở lên

Giới hạn độ tuổi tối đa đối là 50 tuổi ở nữ và 55 tuổi ở nam.

Bằng lái xe F được cấp khi người lái đã có bằng hạng B2, C, D và E cho phép lái xe điều khiển các loại xe tương ứng khi kéo theo rơ moóc có tải trọng lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc hoặc ô tô khách nối toa.

FB2

Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc

Điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2, bao gồm:

Ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3.500 kg.

Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

Ô tô tải, bao gồm ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Trên 21 tuổi

5 năm kể từ ngày cấp bằng.

FC

Bằng lái xe hạng FC mở rộng quyền hạn lái xe hạng C, cho phép lái xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải từ 3.5 tấn trở lên và kéo rơ moóc.

Bằng lái xe hạng FC được điều khiển các loại xe quy định trong bằng B1, B2, C và FB2

Từ 27 tuổi trở lên

5 năm kể từ ngày cấp

FD

Giấy phép lái xe hạng FD cho phép người lái điều khiển các loại xe được phép lái với bằng D (ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ) và kéo rơ moóc.

Bằng lái xe hạng FD cho phép lái xe bao gồm cả những loại được phép lái với bằng B1, B2, C, D và FB2.

 

5 năm kể từ ngày cấp

FE

Giấy phép lái xe hạng FE cho phép người lái điều khiển các loại xe được phép lái với bằng F và kéo rơ moóc.

Cho phép lái xe tất cả các loại xe quy định trong bằng B1, B2, C, D, E, FB2 và FD, cùng với ô tô chở khách nối toa.

 

5 năm kể từ ngày cấp

Có thể thấy, theo bộ luật Việt Nam có rất nhiều loại bằng lái tương ứng với các loại xe ô tô khác nhau, hy vọng qua thông tin mà Chúng tôi đưa trên, các bạn sẽ phần nào hiểu hơn về các loại bằng này.

Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chủ đề “Các loại bằng lái xe ô tô” mà nhiều bạn đọc có thể qua tâm và theo dõi.

 

Tài xế có thể lái xe ở nước ngoài với bằng lái xe Việt Nam không?

Người điều khiển có thể lái xe ở nước ngoài với bằng lái xe Việt Nam nếu quốc gia đó có tham gia Công ước Vienna về Giao thông đường bộ. Tuy nhiên tài xế cần phải đổi bằng lái xe quốc tế trước khi đi du lịch hoặc công tác nước ngoài.

Hiện nay loại bằng lái xe ô tô nào có hạng cao nhất?

Hiện nay, bằng lái xe ô tô hạng FE là loại bằng cao nhất, cho phép tài xế điều khiển tất cả các loại xe mà các hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Học phi các loại bằng lái xe ô tô là bao nhiêu tiền?

Hiện nay mức học phí thi bằng lái xe B2 dao động trong khoảng từ 14 đến 20 triệu đồng, thay đổi tùy theo địa điểm và trung tâm nộp hồ sơ đăng ký.

Học viên có thể đăng ký thi bằng lái xe ô tô ở đâu?

Học viên có thể học lái xe ô tô tại các trung tâm đào tạo lái xe được cấp phép bởi Sở Giao thông Vận tải.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận