Lốp dự phòng đi được bao xa? Chạy tối đa bao nhiêu km?

0
25

Lốp dự phòng ô tô được xem là “phao cứu sinh” trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp, thay thế ngắn hạn khi mà lốp xe gặp sự cố hư hỏng. Điều đó nó còn có nghĩa rằng chúng không thể sử dụng hằng ngày và lâu dài. Vậy lốp dự phòng nên sử dụng trong bao lâu?

Bên cạnh giá trị sử dụng, chủ xe thường có nhu cầu quan tâm vấn đề lốp dự phòng nên sử dụng bao lâu và các lưu ý đặc biệt để tối ưu hiệu quả của bộ phận này. Nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về thời gian dùng lốp dự phòng ô tô và những vấn đề cần phải lưu ý trong quá trình sử dụng.

Lốp dự phòng ô tô đi được trong bao xa?

Lốp dự phòng ô tô thường được đặt ở khoang hành lý phía sau hoặc vị trí bên ngoài xe với mục đích dự trữ, đề phòng sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Trong trường hợp lốp chính gặp vấn đề trục trặc như xẹp, nổ không thể di chuyển, người điều khiển phương tiện có thể thay thế bằng lốp dự phòng để tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương án tạm thời, phát huy tác dụng hiệu quả trong ngắn hạn. Thông thường, bộ phận này không được thiết kế để sử dụng thường xuyên. Do đó, lốp dự phòng không thể thay thế hoàn toàn và sử dụng hằng ngày trong thời gian dài.

Lốp dự phòng ô tô không thể thay thế hoàn toàn lốp chính

Phần lớn các hãng xe đều đưa ra khuyến nghị cho người dùng ô tô là không nên chạy xe quá 80km, tốc độ không quá 40-50km/h với lốp dự phòng. Ngoài các trường hợp khẩn cấp cần phải thay thế ngay lập tức, người dùng nên hạn chế sử dụng lốp dự phòng. Nếu bắt buộc phải sử dụng thì cần thay lại lốp chính càng sớm càng tốt để đảm bảo di chuyển một cách an toàn.

Lý do không nên dùng lốp dự phòng ô tô trong thời gian dài

Đảm nhận một nhiệm vụ riêng trong quá trình vận hành phương tiện, lốp dự phòng ô tô có những đặc điểm và chất lượng khác biệt với lốp chính. Do đó, bộ phận này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, không thể thay thế hoàn toàn cho lốp chính trên hành trình dài bởi những hạn chế nhất định như:

#1. Khả năng chịu tải kém

Thiết kế của lốp dự phòng thường mỏng, có tiết diện và đường kính nhỏ hơn lốp chính cũng như bánh xe. Do đó khi vận hành bộ vi sai phải chịu áp lực nặng nề hơn, khả năng chịu tải của lốp dự phòng ô tô tương đối kém dễ gây ra một số vấn đề cơ khí nghiêm trọng khi phải hoạt động liên tục trong thời gian dài.

Lốp dự phòng có khả năng chịu tải kém

#2. Lốp dự phòng ô tô có độ bền kém

Lốp dự phòng chỉ mang tính chất tạm thời, do vậy chất lượng và độ bền cũng sẽ không được hoàn hảo khi so sánh với lốp chính. Thông thường sức mạnh thực sự cùng hiệu quả sử dụng của lốp xe đến từ lớp thép và Polyester bên dưới lớp cao su. Tuy nhiên, lớp dự phòng sẽ có cấu tạo của các lớp này ít hơn hẳn lốp tiêu chuẩn. Điều này làm hạn chế khả năng chống thủng và vào cua mượt mà của lốp.

Dùng lốp dự phòng chỉ mang tính chất tạm thời

#3. Độ ma sát kém

Thiết kế của lốp dự phòng ô tô hẹp hơn nên phần tiết diện tiếp xúc mặt đường cũng vì thế mà nhỏ hơn lốp chính. Đồng thời loại lốp này chỉ có một lượng nhỏ cao su bơm phồng, ít gai so với lốp chính nên độ ma sát kém làm giảm độ bám đường và tăng khoảng cách phanh gây nguy hiểm. Thậm chí làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống cảnh báo nguy hiểm trong tình trạng khẩn cấp. Như vậy, hệ thống phanh ABS và bộ điều khiển chống trượt hoạt động không hiệu quả làm hạn chế khả năng giúp xe thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

Lốp dự phòng ô tô có độ ma sát kém làm giảm khả năng bám đường

#4. Tác động đến bộ vi sai điều khiển

Độ bền, khả năng chịu tải và độ ma sát của các sản phẩm lốp dự phòng đều kém hơn lốp chính nên việc sử dụng lốp dự phòng quá lâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến bộ vi sai điều khiển.

Do bộ vi sai có chức năng khá phức tạp, nó truyền lực động cơ tới các bánh từ hộp số và điều khiển các bánh xe bên trái, bên phải chuyển động ở các tốc độ khác nhau. Điều này là cần thiết khi vào khúc cua hay đoạn rẽ, con đường của phần bánh xe bên trong là ngắn hơn so với các bánh xe bên ngoài, có nghĩa là chúng quay ở tốc độ khác nhau, bộ vi sai phát huy tối đa công dụng.

Lốp dự phòng đều kém hơn lốp chính nên việc sử dụng lốp dự phòng quá lâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến bộ vi sai điều khiển

Khi đang lái xe trên một đường thẳng, bộ vi sai không cần hoạt động và ít hao mòn bánh răng và vòng bi. Nhưng bởi vì lốp dự phòng nhỏ hơn so với bánh xe đối lập trên cùng một trục, nên phải quay nhanh hơn để theo kịp với tốc độ của xe, làm cho bộ vi sai phải hoạt động để điều khiển lực truyền đến bánh dự phòng. Vì thế mà khả năng hao mòn và hư hỏng cũng tăng lên một cách đáng kể.

#5. Mất khả năng đàn hồi

Lốp dự phòng ô tô có cấu tạo chất liệu cao su nên cách sử dụng giống như các loại lốp thường hoặc sản phẩm có chất liệu tương tự. Trường hợp lốp xe để lâu không dùng đến sẽ khiến cao su nhanh bị lão hóa, giảm dần và mất hẳn tính đàn hồi. Khi đó xe di chuyển bằng lốp dự phòng dễ xảy ra tình trạng trơn trượt nguy hiểm.

Những lưu ý khi sử dụng lốp dự phòng ô tô

Chủ xe cần lưu ý một số điều dưới đây khi sử dụng lốp dự phòng ô tô để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh khi tham gia giao thông:

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và thay mới lốp dự phòng khi cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng cũng như trạng thái hoạt động tốt nhất. Trước khi bắt đầu cho chuyến hành trình dài, ngoài kiểm tra tổng thể xế hộp thì người lái cần chú ý kỹ các vết nứt, độ mòn và áp suất lốp dự phòng để tránh sử dụng khi không đạt chuẩn gây nguy hiểm.

Chú ý kiểm tra, bảo dưỡng lốp dự phòng định kỳ

Dù chưa từng sử dụng nhưng chủ xe cũng cần thay mới lốp dự phòng ô tô định kỳ. Ở mỗi hãng xe sẽ đưa ra khuyến nghị về thời hạn sử dụng hợp lý cho mỗi loại lốp. Thông thường, trung bình người dùng nên thay lốp khoảng 8 năm/lần để đảm bảo tối ưu hiệu quả sử dụng.

Một tình huống người lái xe thường gặp khi lắp đặt lốp dự phòng và di chuyển trên đường là hệ thống đèn cảnh báo trên ô tô sẽ đồng thời được kích hoạt do lốp dự phòng quay nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể yên tâm di chuyển đoạn đường ngắn để có thể thay thế lại bằng các lốp xe tiêu chuẩn.

Lựa chọn và thay thế lốp dự phòng đúng cách sẽ giúp chủ xe tận dụng tối đa chức năng của bộ phận này. Trong trường hợp xảy ra sự cố không mong muốn, người điều khiển phương tiện phải tự thay lốp xe ô tô theo đúng quy trình kỹ thuật. Đồng thời di chuyển đến địa chỉ sửa chữa gần nhất để được xử lý thay thế lốp chính nhằm đảm bảo an toàn.

Hy vọng với những chia sẻ trên về lốp dự phòng ô tô đã giúp bạn nắm thêm được những thông tin hữu ích để có thể sử dụng đúng cách và phát huy tối đa công dụng. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website Chúng tôi hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về lốp dự phòng ô tô mà chủ xe có thể tham khảo thêm:

Xe nào có lốp dự phòng?

Đa số các dòng xe ô tô hiện nay như Mazda 3, Ford EcoSport, Hyundai SantaFe, Mitsubishi Xpander, Mitsubishi Pajero Sport, Kia Sorento,Toyota Innova,… đều được các nhà sản xuất trang bị sẵn lốp dự phòng. Tuy nhiên, nhiều mẫu xe hạng sang của hãng Audi, Mercedes, Lexus, BMW,… đã chuyển qua sử dụng lốp xe Runflat dù bị thủng nhưng vẫn có thể di chuyển được. Do đó nhà sản xuất thường không trang bị lốp dự phòng cho ô tô dùng lốp Runflat.

Ngoài ra cũng có một số trường hợp xe không dùng lốp Runflat nhưng cũng không có lốp dự phòng do kích thước các lốp khác nhau. Lúc này, nhà sản xuất sẽ dùng lốp cao cấp và trang bị thêm cho người dùng một bộ vá lốp nhanh.

Có cần mang theo dụng cụ để thay lốp dự phòng?

Dù không bắt buộc, thế nhưng việc chuẩn bị và mang theo dụng cụ sẽ giúp bạn tự thay lốp dự phòng một cách nhanh chóng, an toàn và dễ dàng hơn. Các dụng cụ cơ bản cần thiết bao gồm: Kích bánh xe, kẹp khóa lốp, bơm lốp, miếng đệm cao su, cờ lê, kìm, đèn pin, găng tay bảo hộ,…

Lốp dự phòng nằm ở đâu trên ô tô?

Vị trí của lốp dự phòng có thể khác nhau tùy theo mỗi dòng xe, nhưng thường được đặt ở phía sau xe, dưới gầm hoặc trong cốp ô tô.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận