Mức phạt lái xe sử dụng ma túy, chạy lạng lách, đậu xe ngược chiều gây tai nạn

0
36

Chạy xe lạng lách phạt bao nhiêu ? Lái xe sử dụng ma túy bị phạt bao nhiêu tiền, có bị tước bằng lái và giam phương tiện không ? Dùng chân điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt như thế nào ? Mức phạt đậu ô tô ngược chiều gây tai nạn ?

Và còn rất nhiều thắc mắc khác liên quan tới các lỗi vi phạm của ô tô và xe máy khi tham gia giao thông. Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng thậm chí bị thu giữ phương tiện nếu lỗi nghiêm trọng.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định mới nhất về Luật giao thông. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan Luật giao thông đường bộ không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới mức xử phạt xe chạy lạng lách đánh võng, lái xe mà trong cơ thể có chất ma túy, hành vi điều khiển xe máy bằng chân, đậu xe ô tô sai quy định gây tai nạn giao thông. Tất cả những nội dung này sẽ được tôi cập nhật theo nghị định 100/2019 mới nhất có hiệu lực từ 01-01-2020

Nghe thật thú vị đúng không ? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

Chạy xe lạng lách phạt bao nhiêu ?

Khi tham gia giao thông, rất dễ bắt gặp hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu. Ngoài ra, còn có hành vi lái xe lạng lách, đánh võng tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông nghiêm trọng. Căn cứ vào Nghị định 100/2019 do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ 01-01-2020 thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức phạt với hành vi đi xe lạng lách, đánh võng tăng mạnh.

Mức phạt xe ô tô chạy lạng lách đánh võng:

  • Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô lạng lách, đánh võng (trước đây chỉ phạt từ 07 – 08 triệu đồng).
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. 
  • Nếu tái phạm thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Mức phạt xe máy chạy lạng lách đánh võng:

  • Phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng (trước đây chỉ bị phạt từ 05 – 07 triệu đồng).
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Mức phạt xe đạp, phương tiện thô sơ chạy lạng lách đánh võng:

  • Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng (trước đây là 100.000 – 200.000 đồng).
  • Người nào tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu phương tiện.

Lưu ý: Không chỉ người điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng bị xử phạt mà những người tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng cũng bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

Mức phạt với người dưới 18 tuổi đi xe lạng lách, đánh võng

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

  • Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
  • Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.

Tóm lại:

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đi xe lạng lách, đánh võng sẽ không bị phạt tiền.

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm sẽ bị phạt không quá 06 triệu đồng nếu điều khiển ô tô; không quá 04 triệu đồng khi điều khiển xe máy; không quá 150.000 đồng khi điều khiển xe đạp lạng lách, đánh võng.

Ngoài ra, người dưới 18 tuổi không đủ điều kiện điều khiển ô tô và xe máy từ 50 cm3 trở lên. Vì thế, ngoài bị phạt do lái xe lạng lách, đánh võng còn bị xử phạt do không đủ tuổi lái xe. Đồng thời, người cho người dưới 18 tuổi mượn xe cũng sẽ bị xử phạt rất nặng (tối đa 12 triệu đồng nếu cho mượn xe ô tô mà người cho mượn là tổ chức).

*** Chuyên gia giải đáp thắc mắc Vượt đèn vàng có bị tước bằng lái xe không ?

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng

Mức xử phạt lái xe sử dụng ma túy bao nhiêu tiền ?

Theo Điều 5, 6, 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì mức xử phạt vi phạm quy định về chất ma túy khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

2. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. (điểm i khoản 8, điểm g khoản 10 Điều 7). Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

3. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng như sau:

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Hình thức xử phạt bổ sung: Ttước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. Hình thức xử phạt bổ sung: Ttước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

Điều khiển xe sử dụng chất kích thích

Chạy ô tô sử dụng ma túy có bị tạm giữ phương tiện không?

Căn cứ Điểm h Khoản 11 Điều 5 và Điểm a Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định đối với hành vi điều khiển xe tham gia giao thông mà trong cơ thể có chất ma túy sẽ bị xử phạt bổ sung với hình thức Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng và Tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Dùng chân điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Tại Điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng và bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Trong đó có:

Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

Mức phạt đậu ô tô ngược chiều gây tai nạn ?

Hành vi lái xe ô tô đi ngược chiều hay đậu ô tô ngược chiều đều có hiểm họa gây tai nạn giao thông rất lớn. Theo quy định tại Điểm g Khoản 2 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt xe ô tô dừng đỗ sai quy định như sau: 

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường
  • Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Tóm lại, nếu dừng đỗ xe ô tô ngược chiều gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

*** Đọc thêm bài Không có bằng lái xe ô tô phạt bao nhiêu ?

Hy vọng với những chia sẻ mà Chúng tôi đem đến trong bài viết này sẽ thật sự hữu ích với bạn!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận