Xe ô tô bị thủng lốp không phải là vấn đề hiếm gặp trên những cuộc hành trình, nếu đang di chuyển trên đường gặp phải tình huống này thì có thể gây ra nhiều lo lắng cho tài xế, đặc biệt là với người mới lái xe.
Vậy xe ô tô bị thủng lốp phải làm sao xử lý ? Kinh nghiệm lái xe ô tô bị thủng lốp an toàn ? Cách khắc phục tạm thời xe hơi bị thủng lốp ? Đừng quá hoảng loạn trước những tình huống này, vì ngay sau đây tôi sẽ đem đến cho các bạn cách khắc phục xe ô tô bị thủng lốp và cách lái xe khi ô tô bị thủng lốp hoàn toàn đơn giản và nhanh chóng.
Trong bài viết này, tôi sẽ gửi đến bạn cách xử lý lốp xe bị thủng, các lưu ý khi thay lốp xe ô tô và mẹo lái xe an toàn khi thủng lốp. Bạn đã sẵn sàng chưa ? Bây giờ thì bắt đầu ngay thôi !
Cách xử lý khi xe ô tô bị thủng lốp
Khi xảy ra sự cố lủng lốp nhưng không có chỗ sửa chữa xe gần đó, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây để đảm bảo an toàn giao thông trên đường:
#1. Thay lốp dự phòng
Hầu hết ngày nay các hãng xe ô tô đều được trang bị lốp dự phòng để thuận tiện cho người dùng khi gặp sự cố về lốp. Để thay lốp dự phòng, các bạn có thể thực hiện lần lượt các bước sau:
- Bước 1
Khi phát hiện ô tô lủng lốp, bạn cần mau chóng tìm cách tấp xe vào lề đường, đúng nơi quy định để đảm bảo không gây cản trở giao thông, rồi bật đèn khẩn cấp nhằm thông báo cho các phương tiện khác.
- Bước 2
Bạn chuẩn bị dụng cụ cần thiết để tháo lắp bánh xe, thường những vật dụng này sẽ được nhà sản xuất trang bị sẵn trên xe.
- Bước 3
Bạn dùng ống tuýp, tròng… để tháo đinh ốc hoặc bulong bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ.
- Bước 4
Dùng kích bánh xe, lắp tay công và tiến hành nâng bánh xe lên độ cao phù hợp để dễ tháo bánh xe ra.
- Bước 5
Thực hiện thay lốp, sau đó lắp lại theo trình tự ban đầu, không quên kiểm tra áp suất lốp để bơm thêm nếu thiếu hơi.
- Bước 6
Cuối cùng, bạn tháo kích ra và thu dọn bộ dụng cụ.
#2. Sử dụng keo tự vá
Trong trường hợp đang di chuyển trên đường, không may xe bị lủng lốp bởi những vật sắc nhọn thì sử dụng keo tự vá là cách xử lý hiệu quả, đơn giản và nhanh chóng nhất. Lúc này, bạn chỉ cần đem theo keo tự vá, bơm keo vào vị trí lốp bị thủng mà không cần tháo rời lốp. Nếu lốp xe bị xì hơi ra quá nhiều thì có thể bơm thêm hơi từ bơm tự động đem theo trước đó.
Cách làm này tuy nhanh gọn nhưng về lâu dài keo tự vá sẽ ăn mòn lốp và lazang, vì trong quá trình di chuyển lốp xe tiếp xúc với mặt đường làm nóng lên nên chất kết dính của keo sẽ dần bị tan chảy, các hợp chất có trong keo sẽ bị vón cục lại gây ra nguy hiểm do giảm khả năng bám đường của lốp.
Để đảm bảo an toàn, sau thời gian sử dụng keo tạm thời, bạn nên đưa xe đến nơi sửa chữa chuyên nghiệp để khắc phục lại lốp xe ô tô.
#3. Vá đùi lốp xe ô tô
Vá đùi là cách thức sửa chữa tạm thời nhưng đem lại sự thuận tiện cho người lái xe trong tình huống bất ngờ, vì người sửa không cần phải tháo lốp xe ô tô.
Để vá đùi bạn chỉ cần rút vật nhọn ra khỏi lốp, sau đó dùng vít khoan có kích thước phù hợp với lỗ thủng và đoạn dây cao su non chuyên dụng và một chiếc dùi sắt có đầu nhọn. Xác định lỗ thủng bằng cách đánh dấu trước đó hoặc đổ nước vào để nhận biết vị trí lỗ hổng.
Tiếp theo cài sợi cao su non vào vít mắc cao su rồi bịt kín lỗ thủng lại đảm bảo đinh nằm chặt trong lỗ mà không lỏng lẻo. Sử dụng dùi sắt có đầu nhọn để đánh đinh vào lốp một cách cẩn thận và chặt chẽ. Cuối cùng, kiểm tra lại áp suất lốp và bơm thêm hơi nếu cần
Tuy phương pháp này giúp người dùng sửa chữa nhanh chóng nhưng trên thực tế có khả năng hơi lốp cũng nhanh bị xì khi di chuyển, vì thế khi đã lái xe ổn định bạn nên tìm đến các địa điểm sửa xe gần nhất để khắc phục lốp xe.
#4. Gọi cứu hộ khi xe ô tô bị lủng lốp
Trong trường hợp xe bị lủng lốp, bạn không thể tự thay lốp dự phòng, không thể tự vá hay tìm được chỗ sửa chữa gần nhất thì cách duy nhất là liên hệ với trạm cứu hộ.
Xe cứu hộ gần nhất khi nhận được thông tin và vị trí của bạn sẽ nhanh chóng đến nơi, thậm chí họ có thể thay lốp hoặc vá lốp giúp bạn ngay tại đó.
#5. Di chuyển đến trạm xăng
Tài xế khi gặp phải tình huống lốp ô tô bị thủng thì có thể tìm đến trạm xăng gần nhất để có thể nhờ sự giúp đỡ về dụng cụ sửa chữa, nhiều nơi các nhân viên được trang bị kiến thức để xử lý lốp xe bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ đây.
Thông thường những trạm xăng cũng là nơi có nhiều khoảng trống, rộng rãi và thoáng đãng, bạn có thể tìm đến để đậu nhờ xe trong quá trình kiểm tra và sửa chữa lốp.
Cách lái xe ô tô đảm bảo an toàn khi lốp bị thủng
Không phải lúc nào khi lốp bị thủng bạn cũng có thể nhanh chóng tìm được chỗ để sửa chữa, đỗ xe an toàn, vào những lúc này tài xế cần giữ bình tĩnh, tiến hành lái xe đến nơi thích hợp để tiến hành sửa và thay lốp.
#1. Lái xe với tốc độ chậm
Khi xe ô tô bị thủng lốp, nếu cố gắng chạy để tìm chỗ sửa hoặc chỗ để dừng đỗ, tài xế nên duy trì với tốc độ 20 – 25km/h. Vì nếu chạy với tốc độ nhanh xe dễ bị dằn xóc, vì khi bị thủng lốp đã phần nào bị thoát hơi khiến cho hai bên thành lốp bị bẻ cong, đồng thời sức nặng của xe sẽ khiến lốp nhanh chóng bị mòn, tốn nhiều nhiên liệu vì động cơ bị kéo theo.
Cần chạy chậm để khi qua những đoạn đường có ổ gà, đá sỏi thì tránh phần nào mâm xe bị cong vênh. Do đó, khi chạy xe đến đoạn đường cần phải xuống dốc thì kinh nghiệm lái xe an toàn là hãy để xe tự xuống dốc nhẹ nhàng theo vận tốc quán tính của xe và chân luôn đặt ở phanh xe sẵn sàng khi cần đạp.
#2. Lái xe ở những đoạn đường thẳng và mặt đường phẳng
Khi xe ô tô bị thủng lốp, để bánh xe không bị cản trở lực và gây áp lực cho xe, tài xế nên chọn những đoạn đường thẳng để di chuyển.
Nên tránh những đoạn đường ngoằn ngoèo, nhiều đoạn cua, hay những đoạn đường nhiều ổ gà, sỏi đá vì có thể khiến cho tình trạng xe trở nên tệ hơn, gây mất kiểm soát khi cố gắng di chuyển.
Để tránh những trường hợp xe bị lún, khó điều khiển và thậm chí bị kẹt thì tài xế nên hạn chế lái qua những đoạn đường đất mềm, nhiều cát đá mà thay vào đó nên đi trên đường rải nhựa phẳng hoặc bê tông.
#3. Tìm chỗ an toàn để dừng xe
Khi xe ô tô bị thủng lốp, bạn cần nhanh chóng quan sát gương chiếu hậu, tìm kiếm chỗ rộng rãi và an toàn như bãi đất trống, lề đường rộng hay cây xăng để thuận tiện cho việc kiểm tra và thay lốp.
Khi đã tìm được vị trí đỗ xe an toàn, không quên tắt động cơ, kéo phanh và bật đèn báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện khác biết rằng xe bạn đang gặp sự cố.Thận trọng kiểm tra tình trạng giao thông xung quanh trước khi rời xe để không gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lấy 1 cành cây hay vật cảnh báo để ở phía hai đầu xe cách chừng 5m để cảnh báo với các phương tiện khác.
#4. Không cố gắng di chuyển quá xa khi lốp bị thủng
Khi lốp xe gặp sự cố, bạn không nên cố gắng lái xe đi xa vì có thể dẫn đến hỏng hóc nghiêm trọng cho lốp hoặc xe và nguy cơ mất kiểm soát trên đường, thay vào đó, hãy giảm tốc độ và tìm một đoạn đường phù hợp để đỗ xe an toàn.
Trong trường hợp lốp xe bị dính đinh nhưng vẫn còn ghim chặt trên bánh xe, bạn vẫn có thể tiếp tục di chuyển vì hơi trong lốp không thoát ra nhanh chóng mà áp suất trong bánh sẽ giảm dần. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn bạn nên kiểm tra kỹ dấu hiệu xì hơi để đưa ra quyết định tiếp tục chạy hay dừng lại để sửa.
Những dấu hiệu nhận biết lốp xe bị lủng
Lốp xe bị lủng, hết hơi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như bị dính đinh, mảnh kính vỡ, đá sỏi, lốp cũ mòn hay vấn đề về van lốp. Khi đang chạy trên đường nếu bạn thấy một trong số dấu hiệu này thì có thể lốp đang gặp vấn đề và bạn cần dừng lại để kiểm tra ngay.
Thông thường lốp xe bị dính đinh hay có dấu hiệu thoát hơi ở bên nào thì xe thường lảng về hướng đó. Mặt khác, nếu bị ở bánh trước thì biểu hiện này càng rõ hơn, lúc này người lái khó điều khiển và kiểm soát tay lái hơn bình thường.
Lốp xe gặp sự cố thì người lái khi điều khiển sẽ có cảm giác xe bị ỳ hơn, chân ga đạp nặng hơn, do lúc này bánh đã không còn hơi, vành và lốp tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên ma sát rất lớn, xe khó đi nhanh được.
Trường hợp lốp bị dính đinh hay rách cũng sẽ gây các tiềm ẩn về nổ lốp ô tô bất cứ lúc nào. Chính vì thế, người lái không được chủ quan trong vấn đề này.
Cách chống đinh tặc hiệu quả cho lốp xe ô tô
Với sự hiện đại của ngày nay đã cho ra nhiều phương pháp hiện đại giúp người dùng không còn nhiều lo lắng khi gặp vấn đề về xe cộ, điển hình là 2 cách chống đinh tặc dưới đây.
#1. Tráng lốp chống đinh
Tráng lốp chống đinh là phương pháp chống bị ghim đinh được nhiều người dùng quan tâm. Với giá thành chỉ từ 300.000 – 500.000 đồng/lốp bạn có thể an tâm hơn khi lái xe trên đường.
Tráng lốp chống đinh là được rải 1 lớp kéo bên trong mặt lốp để trường hợp lốp bị vật nhọn, sắc đâm vào thì lớp keo bên trong sẽ tự động bổ khuyết và làm lành lốp xe.
Việc tráng lốp này yêu cầu thợ nghề có kinh nghiệm để khi làm không bị mất tính cân bằng động học, đồng thời có thể làm giảm tiếng ồn cho xe ô tô. Khi tráng, lớp keo dày khoảng 5mm, vì thế có thể chống được các loại đinh nhỏ từ 6mm đổ lại.
Quá trình thực hiện tráng lốp từ khâu rửa sạch lốp đến trạng hợp chất keo đều được thực hiện bằng máy móc vì thể tráng chỉ mất khoảng 15 phút/bánh. Tuy nhiên có nhược điểm nhỏ là khi tráng lốp, theo thời gian dài sử dụng vành lốp có nguy cơ bị mòn, vì thế người dùng có thể cân nhắc trong việc sử dụng phương án này.
#2. Sử dụng lốp run-flat
Sử dụng lốp run-flat là cách giải quyết hiệu quả cho người dùng khi trang bị lốp, trong trường hợp xấu lốp xe ô tô bị nổ thì loại lốp run-flat này vẫn có thể chạy thêm 80km để bạn có thể kịp thời tìm kiếm chỗ sửa xe, mà không cần mang theo lốp dự phòng.
Lốp run-flat là trang bị tiêu chuẩn trên một số dòng xe ngày nay với 2 loại lốp tự hỗ trợ (Self-Supporting) và lốp phụ trợ (Auxiliary Supported).
Lốp tự hỗ trợ được làm từ cao su cứng và bền, có thể giúp xe di chuyển kể cả khi áp suất lốp đã xuống cực thấp. Thông thường các xe dùng lốp tự hỗ trợ sẽ có thêm chức năng đo áp suất lốp, việc này đòi hỏi bạn phải thêm một khoản chi phí. Công nghệ này giúp người lái biết được áp suất lốp đang ở mức bao nhiêu để có giải pháp xử lý kịp thời.
Còn đối với lốp phụ trợ lại dùng cao su thường nhưng nâng đỡ xe bằng 1 bộ vành đặc biệt có gia cố thép ở trong giúp nâng được trọng lượng của chiếc xe.
Tuy lốp run-flat mang lại nhiều tiện lợi khi người dùng khi không cần phải dừng lại để thay lốp nhưng khi lốp có vấn đề thì chủ sở hữu phải thay luôn lốp vì loại này khó để phục hồi dù chỉ là dính phải một chiếc đinh.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng Runflat, người dùng chỉ nên di chuyển trong điều kiện đường bình thường và khô ráo vì bánh xe không có độ bám đường nhất định như lốp truyền thống. Vì chi phí để sở hữu và sửa chữa loại lốp này cũng cao hơn bình thường nên người dùng có thể cân nhắc khi chi tiền để sở hữu chúng.
Tóm lại, trên đây là cách xử lý đơn giản và lái xe an toàn khi xe ô tô bị thủng lốp mà Dailyxe muốn gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin và biết cách đối phó khi gặp tình huống khẩn cấp trên đường. Người sở hữu xe cần luôn luôn kiểm tra và bảo quản lốp xe một cách cẩn thận để tránh tình trạng lốp gặp sự cố để tận hưởng chuyến hành trình luôn suôn sẻ.
Những câu hỏi thường gặp
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về chủ đề “Lốp xe ô tô bị thủng” mà nhiều tài xế có thể quan tâm theo dõi để biết cách phòng tránh và khắc phục lúc cần thiết.
Lốp bị thủng ở phần nào của bánh xe thường xảy ra nhiều nhất và tại sao?
Lốp bị thủng thường xảy ra nhiều nhất ở phần mặt lốp, cụ thể là phía bề mặt tiếp xúc trực tiếp với đường, do đó, nó phải chịu áp lực, ma sát và va đập khi xe di chuyển. Điều này làm cho bề mặt lốp dễ bị ảnh hưởng bởi các vật thể sắc nhọn như đinh, gạch, sỏi đá và các vật thể cứng khác trên đường, vì thế thường ở những vị trí này, lốp sẽ dễ gặp vấn đề hơn ở hai bên vành xe.
Có cách nào để tăng tuổi thọ của lốp xe và giảm nguy cơ bị thủng?
Để tăng tuổi thọ cho lốp xe và giảm nguy cơ bị thủng, người dùng nên thường xuyên kiểm tra áp suất lốp, đảm bảo áp suất của lốp không quá thấp hoặc quá cao, nếu không đều có thể gây mòn lốp nhanh hơn và làm tăng tiêu thụ nhiên liệu.
Luôn sử dụng lốp chất lượng và nguồn xuất xứ rõ ràng, có độ uy tín cao và phù hợp với điều kiện đường mà bạn thường xuyên di chuyển để bánh xe có thể hoạt động tối ưu và phù hợp với tình huống cụ thể.
Lốp xe ô tô bị thủng có ảnh hưởng đến hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu không?
Khi lốp xe oto bị thủng, gây ra áp suất lốp bị giảm làm tăng diện tích tiếp xúc giữa lốp với mặt đường, kéo theo tăng ma sát và dẫn đến tăng tiêu thụ nhiên liệu. Đồng thời, việc lái xe trở nên khó kiểm soát và không ổn định, ảnh hưởng đến hiệu suất lái xe và an toàn trên đường.
Lốp bị thủng cũng có thể gây mòn không đều và tạo ra tiếng ồn khi lái xe, bên cạnh đó còn gây hao mòn bộ phận treo của xe. Vì vậy, để đảm bảo hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất, quan trọng hơn hết là duy trì và kiểm tra lốp xe thường xuyên, luôn duy trì áp suất lốp ổn định, thực hiện sửa chữa hoặc thay thế lốp khi cần thiết.